Kết quả tìm kiếm

  1. 76pvh
    Bác 76PVH cho em hỏi 1 chút với Nhà em có một cái tủ lạnh sanyo mua cũng 15 năm, nói chung là trước giờ chạy rất tốt không sửa chữa gì, nhưng tầm 3 tháng nay thì độ lạnh không đủ, lúc nào cũng bật max số trong tủ. Trước đây thì ông già em cạy đá thì trong ngăn đá nó bị bong một miếng nhựa trắng (cùng loại với phía trong tủ ở ngăn đá), ngăn đá thì vẫn đông đá được nhưng ngăn dưới thì chỉ hơi mát. Em có kêu thợ tới xem thử thì thợ bảo là do block máy yếu rồi, thay cái gì đó mà khoảng 700k (lúc này em không có nhà nên cũng không rõ, chỉ nghe ông già nói lại). Thợ còn nói thêm là thay rồi thì sau cũng bị hư lại, nên mua cái mới. Bác cho em xin ý kiến với là tình trạng nó như thế nào và nếu sửa thì có giá cả và sử dụng được tốt không. Mong bác giúp em với. Chúc bác mạnh khỏe - Tình trạng của bạn mình liệt kê như sau : 1. Máy đã 15 năm tuổi => quá cũ 2. Máy xài lâu thì Compressor sẽ yếu bơm dần. 3. Tình trạng hiện giờ khả năng làm lạnh là rất kém. 4. Chi phí sửa chữa ko rẻ ~ 7-800k . => Kết luận : nên bù tí tiền mua luôn tủ mới cho lành. Vì những lý do sau đây . 1. Bạn được đồ NEW 100% 2. Bảo hành chính hãng từ 1-2 năm trọn gói. 3. Model mới, công nghệ mới. 4. Điều quan trọng nhất là vỏ bên trong tủ làm bằng nhựa ko bị oxy hóa. Thời gian xài lâu hơn nhằm tránh ngộ độc thực phẩm. Điều này ít ai để ý lắm . - Điều cuối là nếu khả năng tài chính bất khả kháng thì bạn có thể thay Compressor khác còn tốt. Với giá tiền 800k thì chỉ được con Compressor cũ mà thôi. Còn NEW phải 1tr5-1tr8 tùy theo công suất tủ. Khi thay xong thì độ lạnh vẫn đảm bảo nhưng với điều kiện "tủ ko được bị xì ống, nếu xì ống thì tình huống mua tủ mới là 100% phải mua"
    Đăng bởi: 76pvh, 21/3/10 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  2. 76pvh
  3. 76pvh
  4. 76pvh
    bạn báo giá giùm mình 2 máy dòng panasonic dòng tiết kiệm điệm và luôn công lắp đặt âm tường. Mình lắp địa chỉ dưới sig, văn phòng đang sửa chữa. Mình đang băn khoăn là không rõ cục nóng sẽ lắp ở đâu ,vì mặt tiền là mặt dựng nhôm kính cường lực; mặt tiền lại nhỏ nửa. Nhà gồm 3 lầu trên cùng mái tôn, ko có ban công. Hai bên hông nhà , đằng sau không thể treo cục nóng vì...vướng nhà hàng xóm. Nếu cần bạn có thể chạy lên mình xem giúp, ban đầu lắp trươc 2 cái, sau đó thêm 2 cái nửa. - Một cái lắp cho tầng trệt là văn phòng . Một cái cho lầu 3 là 1 phòng ngủ - Đối với các văn phòng ko nên sử dụng Inverter vì nó sẽ ko phát huy hết khả năng tiết kiệm điện mà sẽ là "con dao 2 lưỡi" phản tác dụng lại. - Nếu gắn Inverter thì buộc phải gắn công suất dư ít nhất 0.5HP cho diện tích phòng tương ứng. Máy Inverter chỉ hoạt động tốt khi phòng thất thoát ít nhiệt (ít mở cửa ra vào). - Cho nên với văn phòng bạn nên chịu loại Non-INverter vậy. Nếu ai tư vấn Inverter cho văn phòng thì mình xin nhường. Đơn giản là vì xài về lâu nó ko bền, rất dễ hỏng hóc do PowerFul quá lâu hay chạy quá tải với thời gian lâu. - Mọi thông tin muốn cần biết thêm thì vui lòng xin gọi số 0908861839 để biết thêm chi tiết :welcome:
    Đăng bởi: 76pvh, 10/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  5. 76pvh
  6. 76pvh
  7. 76pvh
  8. 76pvh
  9. 76pvh
  10. 76pvh
    Máy lạnh nhà tui mua ở Nguyễn Kim được hơn tháng hiệu Toshiba 1 ngựa, hàng thường kg phải Inverter. Nay dọn nhà có kêu thợ tháo xuống để cất (vì nơi ở mới kg có đk gắn máy lạnh), lúc thọ tháo cục nóng thấy gas xì ra quá trời, chắc có lẽ là xì hết gas luôn rồi, có hỏi thợ thì họ nói phải cho xì hết để cất, sau này sài lại thì bơm gas mới vào thôi. Cho tui hỏi: 1- Thợ xì gas vậy có đúng kg? Có vấn đề gì kg nếu để lâu chưa xài tới? 2- Cách bảo quản máy ntn để kg làm hư máy trong 1 time dài? (Cho cả cục nóng và cục lạnh) 3- Tui cũng tháo cả ồng đem theo luôn, như vậy nên bảo quản ống ntn? Cách đóng gói làm sao? Để đến khi sử dụng lại thì dùng tốt dc tất cả cả máy lẫn ống? Thanks. - Xin trả lời bạn theo từng mục : 1. Gas theo máy là Gas xịn nên khi tiến hành tháo máy ra thì nên chọn phương pháp là nhốt Gas. Ko nên để cho xì hết vì khi xì hết không khí sẽ tràn vào đường ống gây Oxy hóa toàn bộ đường ống bên trong, điều này rất nguy hiểm. => thợ làm sai, nếu để lâu có thể gây bám rêu bên trong vỏ ống Indoor và Outdoor. 2. Cách bảo quản lâu dài cũng như đối với các thiết bị như Compressor là phải hút chân không triệt để sau đó đậy kín lại (tất nhiên bằng tán đồng và lấy mỏ lết siết chặt chứ ko phải dùng băng keo) . Hoặc để 1 áp lực nào đó bên trong là Gas nhằm ko cho không khí oxy hóa bên trong. 3. Đối với ống đồng đã qua sử dụng thì tỉ lệ oxy hóa là rất cao. Đó cũng là nguyên nhân ống dễ bị cứng (ko uốn cong được, dễ bị gập gảy, ống bị đen). Cho nên với trường hợp này thì chia ra 2 dạng : + Nếu xài trước 2-3 tuần thì chỉ cần bị băng keo đường ống lại. + Nếu để lâu tầm 1-2 tháng thì nên rút chân không đường ống nhằm tránh oxy hóa. Tuy nhiên ống đã dính nước với nhớt thì để lâu cỡ đó lấy ra xài nó cứng ngắc rồi, rất khó để uốn và thao tác lắp đặt rất khó. Cho nên phương án để ống lâu dài cũng gần như đồng nghĩa với việc ..... bỏ, thay ống mới
    Đăng bởi: 76pvh, 6/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  11. 76pvh
  12. 76pvh
  13. 76pvh
    Số Btu/h đó là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy ĐHNĐ chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Công suất tiêu thụ điện của máy ĐHNĐ 9.000Btu/h khoảng 0,97KW - Àh, nói về công suất truyền nhiệt giữa Indoor và Outdoor thì mình có thắc mắc như sau : + Đơn vị BTU tính theo kiểu là 9kBTU làm đông 1 khối đá trong vòng 1h. Hiểu nôm na là nếu máy có công suất đúng 9.000BTU thì sẽ đông cứng ngắc 1 khối nước trong vòng 1h. Thế tại sao hiện nay có nhiều loại máy của các hãng cũng ghi là 9.000BTU thì tại sao có cái lạnh hơn, có cái ít lạnh hơn. Cụ thể nếu so sánh loại Panasonic với LG cùng công suất thì ta sẽ thấy rõ ràng là độ lạnh của máy Panasonic lạnh hơn nhiều so với máy LG. Xét về mức độ tiêu thụ điện của 2 thằng là như nhau do cùng trị số Ampe với nhau !!! - Có phải chăng đây chỉ là trị số dành cho các nhà kiểm định trước khi đưa ra thị trường sản xuất ? - Cho nên nếu có thiết bị đo đạc về độ lạnh truyền nhiệt giữa Indoor - Outdoor thì ta sẽ xác định chính xác loại máy đó là công suất bao nhiêu BTU. Thành ra độ lạnh của máy dựa vào BTU là chính xác nhất. Nếu dựa vào trị số Ampe để xác định độ lạnh của máy e là hoàn toàn sai lầm. Do nhiều thiết bị có thể bị mức hao phí cao khiến máy chạy ở mức Ampe cao mà độ lạnh không mong muốn. Đây cũng là điều mà mọi người hay nhầm lẫn là Ampe cao thì máy sẽ lạnh sâu hơn. - Về yếu tố làm lạnh theo ý kiến và kinh nghiệm của mình thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau : 1. Độ lạnh nguyên thủy của loại Gas tương ứng với thiết bị máy móc kèm theo. Nói nôm na là Gas chất lượng tốt sẽ cho ra độ lạnh tối đa mà nhà sản xuất cho phép. Nếu là loại Gas ko tốt thì toàn bộ phần cơ khí có tốt đến đâu hoặc xuất sắc tới đâu thì độ lạnh cũng không bằng loại dùng Gas tốt. 2. Khi đã có Gas tốt thì yếu tố kế tiếp chính là chất lượng của loại máy nén. Nếu loại máy nén (compressor) có độ làm việc ổn định, lực nén mạnh, mức độ điện năng tiêu thụ ít (do tránh được những phát sinh nhiệt hao phí vô ích) thì sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ điện mà vẫn cho ra độ lạnh được mong muốn. 3. Với mỗi vùng khí hậu khác nhau thì phương thức kĩ thuật làm khác nhau. Do máy điều hòa ứng dụng được sử dụng phương pháp cân bằng nhiệt nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều với nhiệt độ bên ngoài trời. Về vấn đề này chuyên sâu về cách làm xin bàn sau cho những người am hiểu về kĩ thuật lạnh.
    Đăng bởi: 76pvh, 3/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  14. 76pvh
    Chẳng hạn, cách kẹp dòng cho máy lạnh, tôi cũng biết muốn hỏi anh đo như thế nào kia bởi vì nguồn vào cấp điện cho máy bằng hai đường ký hiệu L & N; còn lại cục Indoor nối với Outdoor bằng 3 dây ký hiệu là 1, 2, 3. Vậy thì kẹp dòng ở dây nào đây trong số các dây trên? Còn việc anh hỏi quạt chạy theo dạng DC như thế nào thì tôi cũng đang hỏi anh bạn chuyên về điện tử để biết thêm. Tuy nhiên theo phán đoán sơ bộ của tôi về dòng máy biến tần thì khả năng cục ngoài trời chạy dòng 3 pha bằng nguồn Rung?! Điểm khác biệt là có 3 đường điện nối cục trong nhà và ngoài trời thay vì 2 đường như trước đây cho dòng Non-Inverter. Chính vì thế mà máy chạy nghe rất khó chịu, tôi thấy quạt của Inverter chạy không êm đều như Non-Inverter. Cái này ai dùng rồi khắc biết. Về việc dòng Inverter tiết kiệm điện ở khâu nào thì tôi cũng chỉ biết đoán mò là sự thay đổi công suất ở máy nén thế thôi bằng cách nhìn vào cường độ tăng giảm của dòng điện. Còn về quạt thì tôi thấy tốc độ đâu có thay đổi gì nên mới hỏi anh. - Điện cấp vào từ từ Indoor sang Outdoor tại nguồn 1-2 vẫn là dòng AC xoay chiều. Dây thứ 3 là sợi dây khiển cho máy chạy bằng nguồn DC xung (có Vol khác biệt nhau tùy theo hãng và đời máy, cho nên mới có chuyện ko đồng bộ máy ko chạy ổn định là vậy) - Còn về quạt MotorDC thì em có nghe ông chú nói là nó chạy theo kiểu ko liên tục mà chỉ nhảy theo tua. Nó đo số vòng quay của quạt khi giảm nó sẽ phát tín hiệu làm Motor quay nhanh lại cho kịp số vòng tua (nhằm đủ lượng gió thổi ra). Về vấn đề này mình ko có gì làm kiểm chứng do ko thuộc bộ phận điện tử nên ko biết. Nhưng theo cách nhìn nhận thì có lẽ đây cũng là 1 cách tiết kiệm điện và đảm bảo được lượng gió ra chính xác nhất. Vì khi quạt bị hiện tượng kẹt cốt hoặc quay chậm thì máy sẽ báo lỗi ko cho thiết bị tiếp tục vận hành, để tránh tình trạng hư hỏng các thiết bị khác kèm theo. Đó là theo ý kiến nhìn nhận của mình. - Về Inverter tiết kiệm điện ở khâu nào thì mình cũng trình bày như sau : 1. Máy Inverter hoạt động ko hề có dòng cảm kháng (dòng Start như các loại máy Non-Inverter). Máy chạy ở từ trị số 0Ampe và tăng lên dần theo trị số Ampe Current máy đề ra. 2. Do sử dụng công nghệ biến tầng nên máy có thể kiểm soát được công suất vận hành theo ý muốn. Tránh tình trạng máy chạy ở mức PowerFul dư thừa trong khi phòng đã đủ lạnh như mong muốn. Với nhiệt độ không khí trong những lúc mát mẻ thì máy có thể giảm công suất hoạt động xuống từ 100% còn 50% hoặc thấp nhất là 15%. Và vấn đề hiểu rõ hơn là Inverter chỉ tiết kiệm điện khi phòng đã đủ lạnh và phòng gắn đúng theo công suất (phòng diện tích phù hợp với máy) + Vài lời tâm sự cùng anh em : thực trạng hiện nay thì người xem mục này mình ko biết bao nhiêu và cũng ko biết là có người rành nghề hay ko. Nhưng mình đang lâm vào tình trạng tưởng chừng như bị lụt nghề. Gì cũng tự đi tìm tòi, mò mẫm nên đôi khi có những lời phát biểu chán chường xin anh em lượng thứ cho. Đôi lúc cũng bị khủng hoảng về nhiều mặt lắm ............... đúng là dân cơ khí mò dzô điện tử loại Inverter cứ như câu "kiên trì + ngu dốt = ... phá hoại" vậy :lacdau:
    Đăng bởi: 76pvh, 3/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  15. 76pvh
    Tôi để ý thấy quạt của máy biến tần thì không bao giờ chạy nhanh hay chậm mà luôn duy trì một mức cố định, chỉ có máy nén thì thấy lúc kêu, lúc không tỷ lệ với đồng hồ đo dòng của ổn áp. Bạn lắp đặt nhiều máy lạnh biến tần có thấy như vậy không? Ngoài ra, cho tôi hỏi máy 12.000BTU biến tần hàng nhập khẩu khi chạy ở mức tiêu hao nhỏ nhất (không thể nhỏ hơn nữa) thì khi đó cường độ dòng bạn đo là bao nhiêu ampe và tương đương với mức tiêu hao điện năng là bao nhiêu Kwh? - Àh, để học hỏi thêm thì em cũng hỏi anh luôn. Nếu thực sự anh rành thì chỉ em khâu này, em ko hiểu nguyên tắc làm việc của nó. Các quạt chạy bằng xung DC thì nó chạy như thế nào ? Nó chạy liên tục hay chạy theo kiểu ngừng chút rồi lại tăng tua để đẩy quạt lồng gió chạy ? . Về AC thì nó chạy liên tục mức Ampe thì 1 kiểu. Còn DC thì em thấy nó chạy nhiều mức khác nhau. Không hiểu chức năng để làm gì ? Chỉ biết đại khái theo suy luận của em là .... cho đỡ tốn điện và đỡ hư hao Motor. - Biến tầng thì thường ráp Panasonic dòng Model S là chủ yếu và dòng S này ko có mã 12, mà là mã 13 ~ 13kBTU. Có ráp luôn cả Daikin nhưng ko quan tâm mấy về dòng này. Cũng như cách nhìn nhận của anh thì nó giảm 45-50% mức công suất trung bình. Nó còn thêm 1 tăng cuối cùng dưới mức 50% nữa. Nhưng ở dòng cuối này em chưa đo chính xác là bao nhiêu Ampe. Về cái MotorFan của Indoor thì chưa có dịp đo nó chạy ko là bao nhiêu, chỉ biết về dòng Toshiba Japan 100Vol nó chạy mức thấp nhất là 0.12Ampe mà thôi. - Còn nếu anh biết thêm nhiều thông tin gì nữa thì xin chỉ giáo thêm. Chứ đừng hỏi em theo kiểu check tay nghề làm gì. Gì đối với em ko biết, em hỏi, biết chắc em nói. Ko biết .......... im, hỏi người khác, thế thôi ....... dù sao đi nữa thì cũng cám ơn anh đã đóng góp thêm ý kiến cho em và mọi người cùng được biết. Thanks ! :welcome:
    Đăng bởi: 76pvh, 3/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  16. 76pvh
    Về lý thuyết thì tất cả các máy lạnh đều phải hút chân không sau đó mới xả gas vào chạy. Tuy nhiên trên thực tế, dân kỹ thuật toàn dụng biện pháp "xả gas đuổi khí" đối với loại gas R22. Đối với ga R410a dùng cho máy Panasonic biến tần thì bắt buộc phải hút chân không chứ không áp dụng biện pháp trên. Nói thì như vậy nhưng dân thợ kỹ thuật giờ đây họ cũng kệ, vẫn áp dụng cách cũ cho gas R410a bởi vì hút chân không rất lách cách, mất thời gian và hơn nữa thì có lặp cho họ đâu mà cần cẩn thận?! Bao nhiêu thì người sử dụng chịu, máy không đạt chất lượng tiêu chuẩn (kém lạnh) thì người tiêu dùng bình thường đâu có phân biệt được mà đòi hỏi. Cứ lắp xong thấy gió mát là được. - Nói về hút chân không thì phải nói đây là khâu kĩ thuật cực kì quan trọng trong quá trình lắp đặt của máy. Tất cả các thiết bị làm lạnh đều phải được hút chân không. Vì do Gas trong máy sẽ ko hoạt động ổn định khi có các tạp chất khác (cũng như nước trong không khí trộn lẫn với Gas) - Về vấn đề như anh nói là kĩ thuật hay dùng phương pháp "xả Gas đuổi khí" mà ko hề xài máy hút chân không để rút không khí trong máy ra thì có vài nguyên nhân sau đây : 1. Đồ nghề kĩ thuật ko đầy đủ, cụ thể là ko có máy hút chân không. 2. Trong quá trình lắp đặt dây điện kéo ổ ra để cắm điện cho máy hút chân không quá dài, khiến thợ phải xài biện pháp "xả Gas đuổi khí" cho tiện 3. Vấn đề thứ 3 nói nghe hơi khó chịu nhưng đó là thực tế hiện giờ. Đó là "giá thành lắp đặt 1 bộ máy không đủ lời nên thợ cũng chẳng cần làm tỉ mỉ so với số tiền nhận được. Giá lắp 1 bộ máy của các siêu thị trích ra cho thợ đi ráp thường 100-150k/bộ. Cho nên có khi gặp phải bộ máy ráp mất 1 buổi mới xong thì thường 99% thợ đều ko dùng máy rút chân không mà dùng phương pháp "xả Gas đuổi khí" - Tuy nhiên nói về phương pháp "xả Gas đuổi khí" theo chiều hướng kĩ thuật chuyên sâu hơn thì nó cũng có cái lợi (vô tình là có lợi thôi). Là do đối với máy mới thì lượng Gas được tính toán nằm trong máy được trãi dài trên phạm vi thường là từ 5-8m là đủ Gas. Nếu với độ dài đường ống ít hơn thì có thể dư Gas (cho nên quá trình "xả Gas đuổi khí" cũng được liệt vào phạm vi là "xả bớt Gas cho máy chạy đúng tải theo nhà sản xuất đề ra). - Với phương pháp "xả Gas đuổi khí" này nếu trong quá trình lắp đặt có sai sót mà đường ống bị xì thì máy có thể bị mất 1 lượng Gas nhỏ từ từ cho đến khi mất hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm khi ko được phát hiện sớm. Máy có thể hỏng hóc nặng nếu để chạy lâu trong tình trạng : thiếu Gas.
    Đăng bởi: 76pvh, 2/7/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware
  17. 76pvh
  18. 76pvh
  19. 76pvh
  20. 76pvh
    Chính xác, nếu kẹp ở Rắc-co thì là 12. Sao nhà sản xuất không dùng ống 12 mà lại dùng ống 10? Nếu mục đích là tiết kiệm sao ống 6 không giảm xuống 4 rồi làm bộ côn chuyển thành ống 6?:lay: - Vấn đề ở đây là chuyên môn kĩ thuật chứ ko phải là tiết kiệm. Nếu anh để ý thì toàn bộ đường xuất phát tại van đi của máy từ 1.0HP đến 2.0HP (có cả 2.5HP tùy theo 1 số hãng sản xuất) đều là ống 6. Có nhiều nguyên nhân để thay đổi đường ống chính xác theo kĩ thuật chuyên nghiệp lạnh. Tuy nhiên cách kĩ thuật còn phải phù hợp cho khâu sản xuất hàng loạt thành ra sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khi máy nhỏ mà lại đi ống lớn - Còn nếu anh muốn hỏi về chuyên môn tại sao ống đi khác nhau thì em chỉ có thể trả lời theo kinh nghiệm hiểu biết của mình như sau : + Tại van ống đi là ống 6 từ công suất máy từ 1.0HP - 2.0HP thì chỉ có thể dùng ống 4 cho máy 1.0HP. Sở dĩ có thể dùng ống 4 cho máy 1.0HP vì lượng nén đẩy Gas lỏng dạng sương của máy 1.0HP thấp, ko nhất thiết phải đi ống lớn. Tuy nhiên với máy 1.5HP và 2.0HP mà xài ống 4 thì nó sẽ lại khác, lượng Gas dạng sương sẽ ko đủ chỗ để đẩy kịp lượng Gas đi mà nó sẽ ở dạng nén 1 phần như van chiết lưu (hay cọng mao dẫn). + Tại đường về cũng như rắc co ngay Indoor trở về Outdoor thì cũng tương tự. Lượng Gas trở về là dạng hơi, ống dẫn cũng chính là bồn chứa và là đường dẫn Gas về cho máy nén Compressor hút để biến thành Gas lỏng. Nếu máy công suất lớn mà đường về ống bé thì sẽ ko đủ lượng Gas hơi để máy nén đạt công suất quy định. Hiểu nôm na như máy bơm nước cỡ lớn nếu anh dùng ống hút bé quá thì sẽ khiến máy hoạt động ko hiệu quả. - Nói tóm lại là nhà sản xuất cũng có đội ngũ kĩ sư riêng chuyên nghiệp. Họ cũng phối hợp đội kĩ sư đó với khâu sản xuất hợp lại để đưa ra 1 ý kiến thống nhất tiện lợi cho dây chuyền sản xuất và cũng ko ảnh hưởng tới chất lượng máy móc. Còn nếu anh muốn hỏi chuyên môn hơn nữa thì em chỉ có thể nói nguyên tắc của vòng hoạt động Gas trong chu trình khép kín như sau : + Gas ở thể hơi được Compressor nén. Đang ở thể hơi nén sẽ phát sinh nhiệt và MotorFan nóng sẽ giải nhiệt sao cho điểm kết tại van chiết lưu (ống mao) là dạng liquid. Ngay tại điểm kết đầu ra của van chiết lưu (ống mao) Gas ở dạng phun sương (đây chính là điểm lạnh nhất của Gas), lượng sương này đi qua toàn bộ đường ống và bám nhiệt trên thành ống ở Indoor. MotorFan Indoor có nhiệm vụ lấy lượng nhiệt này thổi vào phòng. Sau khi bị mất nhiệt thì Gas trở về dạng hơi và được tích tụ gom về đường ống về. Cũng tùy theo lực hút của máy nén Compressor thì đường ống về được thiết kế khác nhau tùy theo công suất của máy. Hiểu sâu hơn thì đường ống về này cũng hình thành là bầu chứa Gas hơi cho máy nén dạng Gale (ở Compressor dạng Piston thì vỏ máy cũng là bầu chứa Gas hơi rồi) - Có thể em ko rành cách nói chuyên môn kĩ thuật như ở trường lớp nhưng cũng hy vọng diễn giải mọi người sẽ hiểu. Có gì mong mọi người góp ý thêm :welcome:
    Đăng bởi: 76pvh, 29/6/09 trong diễn đàn: Phần cứng chung - General Hardware